Phản ứng của Trung Quốc trước việc một số nhà máy ở Việt Nam bị đập phá
https://sotmang.blogspot.com/2014/05/phan-ung-cua-trung-quoc-truoc-viec-mot-so-nha-may-o-viet-nam-bi-dap-pha.html
Theo bản tin Tân Hoa Xã phát lúc 13 giờ chiều nay 15-5, Trung Quốc đã lên tiếng về việc các công nhân tuần hành trước các nhà máy Trung Quốc ở một số địa phương tại Việt Nam.
Theo đó, phía Trung Quốc cho biết những cuộc biểu tình này đã khiến cho những doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam vô cùng lo lắng.
Phía Trung Quốc cho rằng những hành động quá khích như vậy bắt đầu diễn ra sau khi xảy ra một số tranh chấp trên biển Đông giữa hai nước. Tuy nhiên, dù là với lý do gì, hành vi này cũng không thể biện minh một cách chính đáng. Tình trạng này sẽ làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế, đặt ra nghi ngờ về một môi trường đầu tư tốt trong khối kinh tế Đông Nam Á đang ngày càng phát triển.
Trung Quốc cho rằng theo luật pháp quốc tế, Việt Nam phải đảm bảo được sự an toàn và quyền lợi chính đáng của cá nhân cũng như tổ chức Trung Quốc trong phạm vi đất nước mình.
Trung Quốc cũng đưa ra thông điệp tất cả các kênh đối thoại giữa hai nước đều đang được mở rộng và đây là thời điểm quan trọng nhất để sử dụng chúng. Hơn tất cả, những biện pháp ấy mới có thể duy trì quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giải quyết vấn đề ở biển Đông.
Như PV đã đưa tin, ngày 13 và 14-5, ở một số địa phương, nhiều công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp đã xuống đường tuần hành để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên một số kẻ xấu đã lợi dụng việc tuần hành này để gây rối và đập phá tài sản của một số DN trên địa bàn, có nơi xảy ra xô xát.
Những hành vi quá khích, vi phạm pháp luật nói trên đã bị tuyệt đại đa số người dân VN lên án, phê phán. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã có nhiều biện pháp để ổn định tình hình, bắt giữ những người vi phạm pháp luật và đang tiếp tục đấu tranh làm rõ.
Đến chiều 15-5, công an Bình Dương đã khởi tố vụ án, bắt hơn 800 đối tượng trong vụ gây rối ở khu công nghiệp Bình Dương. Cũng trong chiều cùng ngày, công an Hà Tĩnh cũng khởi tố vụ án, bắt giữ 76 đối tượng trong vụ xô xát tại khu kinh tế Vũng Áng.
Ngay trong ngày 15-5, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã có công điện chỉ đạo Bộ Công an, các bộ, các cơ quan của Trung ương và Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước, theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, lãnh đạo chỉ đạo và thực hiện đồng bộ bốn biện pháp cụ thể. Nhiệm vụ đặt ra là kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật. Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của mọi người, mọi doanh nghiệp. Bảo đảm sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Báo Pháp Luật TP.HCM
Theo đó, phía Trung Quốc cho biết những cuộc biểu tình này đã khiến cho những doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam vô cùng lo lắng.
Phía Trung Quốc cho rằng những hành động quá khích như vậy bắt đầu diễn ra sau khi xảy ra một số tranh chấp trên biển Đông giữa hai nước. Tuy nhiên, dù là với lý do gì, hành vi này cũng không thể biện minh một cách chính đáng. Tình trạng này sẽ làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế, đặt ra nghi ngờ về một môi trường đầu tư tốt trong khối kinh tế Đông Nam Á đang ngày càng phát triển.
Trung Quốc cho rằng theo luật pháp quốc tế, Việt Nam phải đảm bảo được sự an toàn và quyền lợi chính đáng của cá nhân cũng như tổ chức Trung Quốc trong phạm vi đất nước mình.
Trung Quốc cũng đưa ra thông điệp tất cả các kênh đối thoại giữa hai nước đều đang được mở rộng và đây là thời điểm quan trọng nhất để sử dụng chúng. Hơn tất cả, những biện pháp ấy mới có thể duy trì quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giải quyết vấn đề ở biển Đông.
Như PV đã đưa tin, ngày 13 và 14-5, ở một số địa phương, nhiều công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp đã xuống đường tuần hành để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên một số kẻ xấu đã lợi dụng việc tuần hành này để gây rối và đập phá tài sản của một số DN trên địa bàn, có nơi xảy ra xô xát.
Những hành vi quá khích, vi phạm pháp luật nói trên đã bị tuyệt đại đa số người dân VN lên án, phê phán. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã có nhiều biện pháp để ổn định tình hình, bắt giữ những người vi phạm pháp luật và đang tiếp tục đấu tranh làm rõ.
Đến chiều 15-5, công an Bình Dương đã khởi tố vụ án, bắt hơn 800 đối tượng trong vụ gây rối ở khu công nghiệp Bình Dương. Cũng trong chiều cùng ngày, công an Hà Tĩnh cũng khởi tố vụ án, bắt giữ 76 đối tượng trong vụ xô xát tại khu kinh tế Vũng Áng.
Ngay trong ngày 15-5, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã có công điện chỉ đạo Bộ Công an, các bộ, các cơ quan của Trung ương và Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước, theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, lãnh đạo chỉ đạo và thực hiện đồng bộ bốn biện pháp cụ thể. Nhiệm vụ đặt ra là kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật. Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của mọi người, mọi doanh nghiệp. Bảo đảm sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Báo Pháp Luật TP.HCM