Hốt hoảng với những đồ ăn của Trung Quốc làm bằng cao su
https://sotmang.blogspot.com/2014/05/hot-hoang-voi-nhung-do-an-cua-trung-quoc-lam-bang-cao-su.html
Hàng loạt các loại đồ ăn của Trung quốc được phát hiện làm bằng nhựa, cao su khiến nhiều người hốt hoảng.
Trà sữa trân châu làm từ bột nhựa sản xuất bỉm trẻ em
Sáng ngày 21/4/2011, hãng thông tấn CNA Đài Loan cho biết, những năm gần đây ở Thâm Quyến đang khá thịnh hành một loại đồ uống đó là trà sữa trân châu. Tuy nhiên, thực chất món trà sữa trân châu chẳng có trà, chẳng có sữa mà chủ yếu là các chất phụ gia và trân châu giả, chủ yếu làm từ mảnh bỉm của trẻ con.
Theo giới thiệu của một số chủ cửa hàng, mỗi ly trà sữa trân châu có giá 7 hào (khoảng 2.000 VNĐ) nhưng đến tay người tiêu dùng đã được đẩy giá lên 2 – 3 tệ/ly (6.000-10.000 VNĐ). Nếu bán với số lượng lớn, mỗi ngày cửa hàng sẽ thu về nguồn lợi kinh tế hấp dẫn.
Theo điều tra của cơ quan chức năng, sở dĩ giá thành của một ly trà sữa rẻ như vậy là do hầu hết các quán này không dùng sữa, chẳng dùng trà hay hoa quả gì mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học cao phân tử chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.
Trứng gà giả nảy cao như bóng
Ngày 9/1/2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ, anh gần đây mua phải những quả trứng giả tại chợ. Wang nói rằng mình mua 1kg trứng tại một cửa hàng ở khu vực anh sinh sống. Sau đó, anh phát hiện có 3 quả trứng giả trộn lẫn trong số trứng thật.
Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Wang sau đó thử nấu quả trứng xem nó có hiện tượng gì. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.
Theo một chuyên gia nghiên cứu thực phẩm của đại học Yên Đài, cả 3 quả trứng đều là trứng giả hay trứng nhân tạo làm từ các hóa chất trộn lẫn vào nhau.
Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời.
Mực khô làm bằng nhựa
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện loại mực khô giả làm từ nhựa .
Vào cuối năm 2012, tại chợ Đông Ba (TP Huế) có hàng chục sạp hàng bị phát hiện bày bán loại thực phẩm giả này. Mực giả trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng, với giá chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật, nên rất nhiều người mua.
Mặc dù hình thức giống như mực khô thật xé sẵn, nhưng mùi vị của loại mực này khác hẳn với mực khô thông thường. Khi đốt, mực này bị cháy đen và có mùi khét như mùi polymer cháy, chứ không có mùi của mực nướng thật, khi nhai cũng không dai như mực thông thường.
Không chỉ chợ Đông Ba, tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là các chợ vùng huyện, thị xã, loại mực xé này cũng được bán tràn lan. Khách mua chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, họ mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, loại mực khô giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế sau đó đã tiến hành thu giữ và tiêu hủy loại thực phẩm giả nguy hiểm này.
Vây cá mập làm bằng cao su
Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập giả.
Vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate,chất màu và không có giá trị dinh dưỡng. Giáo sư Zhu Yi – Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho hay, qua phân tích mẫu vây cá mập giả chứa chất độc trichloroacetone còn vượt ngưỡng.
Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone.
Tai lợn được làm từ nhựa và gelatin
Ngày 4/5/2013, báo chí Trung Quốc lại khiến nhiều người hoảng hốt khi đưa tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai lợn nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin.
Cụ thể, sáng 30/3, một người dân ở thành phố Cám Châu, Giang Tây đã phát hiện tai lợn giả sau khi mua tai ngoài chợ. Tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách.
Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả. Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.
Tri Thức Trẻ
Trà sữa trân châu làm từ bột nhựa sản xuất bỉm trẻ em
Sáng ngày 21/4/2011, hãng thông tấn CNA Đài Loan cho biết, những năm gần đây ở Thâm Quyến đang khá thịnh hành một loại đồ uống đó là trà sữa trân châu. Tuy nhiên, thực chất món trà sữa trân châu chẳng có trà, chẳng có sữa mà chủ yếu là các chất phụ gia và trân châu giả, chủ yếu làm từ mảnh bỉm của trẻ con.
Hình minh họa |
Theo giới thiệu của một số chủ cửa hàng, mỗi ly trà sữa trân châu có giá 7 hào (khoảng 2.000 VNĐ) nhưng đến tay người tiêu dùng đã được đẩy giá lên 2 – 3 tệ/ly (6.000-10.000 VNĐ). Nếu bán với số lượng lớn, mỗi ngày cửa hàng sẽ thu về nguồn lợi kinh tế hấp dẫn.
Theo điều tra của cơ quan chức năng, sở dĩ giá thành của một ly trà sữa rẻ như vậy là do hầu hết các quán này không dùng sữa, chẳng dùng trà hay hoa quả gì mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học cao phân tử chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.
Trứng gà giả nảy cao như bóng
Ngày 9/1/2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ, anh gần đây mua phải những quả trứng giả tại chợ. Wang nói rằng mình mua 1kg trứng tại một cửa hàng ở khu vực anh sinh sống. Sau đó, anh phát hiện có 3 quả trứng giả trộn lẫn trong số trứng thật.
Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Wang sau đó thử nấu quả trứng xem nó có hiện tượng gì. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.
Theo một chuyên gia nghiên cứu thực phẩm của đại học Yên Đài, cả 3 quả trứng đều là trứng giả hay trứng nhân tạo làm từ các hóa chất trộn lẫn vào nhau.
Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời.
Trứng gà làm từ cao su gây sốc người tiêu dùng tại Hà Nội
Mực khô làm bằng nhựa
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện loại mực khô giả làm từ nhựa .
Vào cuối năm 2012, tại chợ Đông Ba (TP Huế) có hàng chục sạp hàng bị phát hiện bày bán loại thực phẩm giả này. Mực giả trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng, với giá chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật, nên rất nhiều người mua.
Không chỉ chợ Đông Ba, tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là các chợ vùng huyện, thị xã, loại mực xé này cũng được bán tràn lan. Khách mua chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, họ mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, loại mực khô giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế sau đó đã tiến hành thu giữ và tiêu hủy loại thực phẩm giả nguy hiểm này.
Vây cá mập làm bằng cao su
Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập giả.
Vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate,chất màu và không có giá trị dinh dưỡng. Giáo sư Zhu Yi – Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho hay, qua phân tích mẫu vây cá mập giả chứa chất độc trichloroacetone còn vượt ngưỡng.
Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone.
Tai lợn được làm từ nhựa và gelatin
Ngày 4/5/2013, báo chí Trung Quốc lại khiến nhiều người hoảng hốt khi đưa tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai lợn nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin.
Cụ thể, sáng 30/3, một người dân ở thành phố Cám Châu, Giang Tây đã phát hiện tai lợn giả sau khi mua tai ngoài chợ. Tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách.
Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả. Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.
Tri Thức Trẻ