Sẽ đốn hơn 200 cây xanh tại TP.HCM
Khu Quản lý giao thông đô thị số 2, TP.HCM có kế hoạch đốn bỏ khoảng 215 cây xanh trên đường Nguyễn Văn Hưởng, quận 2. Đây là số lượng c...
http://sotmang.blogspot.com/2014/09/se-on-hon-200-cay-xanh-tai-tphcm.html
Khu Quản lý giao thông đô thị số 2, TP.HCM có kế hoạch đốn bỏ khoảng 215 cây xanh trên đường Nguyễn Văn Hưởng, quận 2.
Đây là số lượng cây xanh khá lớn sắp bị đốn bỏ trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng TP.
Hai bên đường Nguyễn Văn Hưởng trồng nhiều loại cây xanh khác nhau, gồm: điệp vàng, bò cạp nước và nhiều nhất là cây sọ khỉ. Trong đó, đa số cây sọ khỉ phát triển xanh tốt có đường kính gốc khoảng 40-50 cm, cao 8-10 m.
Theo ông Trần Sĩ Thắng (Phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 2), số cây xanh trên tuyến đường này đang đối mặt với một số vấn đề như bị ngập nước, các công trình cải tạo hạ tầng trong khu vực.
Mặt khác, rễ cây nổi lan trên bề mặt bó vỉa gây nứt vỉa hè khiến cây dễ bị ngã đổ khi có mưa kèm theo gió lớn.
Ông Thắng cho biết thời gian qua Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 mé nhánh cây thường xuyên nhưng từ đầu năm 2014 đến nay đã đổ ngã sáu cây ở khu vực trên. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, vừa qua khu đã đề xuất Sở Giao thông vận tải TP cho phép đốn cải tạo các cây sọ khỉ trên tuyến đường này.
Cụ thể, khu đã đề nghị đốn bỏ 215 cây sọ khỉ. Trong đó có 53 cây loại 1 (chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 6m, đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 20cm), 162 cây loại 2 (chiều cao lớn hơn 12m, đường kính lớn hơn 50cm). Các cây được đề xuất đốn bỏ chủ yếu có bộ rễ nổi làm nứt vỉa hè, cây nghiêng ra đường và có nguy cơ ngã đổ.
Dự kiến, thời gian đốn cây kéo dài trong ba năm (tính từ tháng 10/2014). Theo đó, năm 2014 đốn 50 cây, năm 2015 đốn 100 cây và năm 2016 đốn 65 cây. Dự kiến khi đốn bỏ cây sọ khỉ sẽ trồng thay thế dần bằng cây bằng lăng.
Trả lời câu hỏi có thể bứng dưỡng các cây này để trồng chỗ khác hoặc có giải pháp nào khác mà không phải đốn cây, ông Trần Sĩ Thắng cho biết các cây loại 2 (cây lớn) chiếm tỉ lệ hơn 75% trên tổng số cây dự định đốn bỏ nên khả năng sống và duy trì phát triển cho các cây này khi bứng dưỡng rất thấp.
Ngoài ra, chi phí bứng dưỡng, chăm sóc cây còn cao hơn chi phí trồng, chăm sóc cây mới. Cũng theo ông Thắng, theo quyết định số 45/2013 của UBND TP thì cây sọ khỉ thuộc danh mục cây cấm trồng ở TP.HCM.
Trước đó, ngày 24/9, Xí nghiệp cây xanh 1 thuộc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP đã bứng, đốn hàng cây xanh trên đường Nguyễn Huệ để phục vụ dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường này. Hàng cây xanh trên thuộc họ lim sét, có đường kính gốc từ 30-60 cm (có sáu cây phải đốn hạ và hai cây được bứng dưỡng).
Sau khi đốn hạ các cây nói trên, đơn vị phát hiện gốc, rễ của nhiều cây đã bị mục, thân cây sam bọng bên trong mà bình thường không thể thấy được.
Hai bên đường Nguyễn Văn Hưởng trồng nhiều loại cây xanh khác nhau, gồm: điệp vàng, bò cạp nước và nhiều nhất là cây sọ khỉ. Trong đó, đa số cây sọ khỉ phát triển xanh tốt có đường kính gốc khoảng 40-50 cm, cao 8-10 m.
Hàng cây xanh trên đường Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền, Q.2 (TP.HCM) dự kiến phải đốn bỏ để mở rộng đường
Ngoài ra, những công trình ngầm hóa hệ thống điện, cáp quang, đào mương thoát nước... cùng với các tác động, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tại khu vực khiến rễ cọc của các cây sọ khỉ không phát triển.Theo ông Trần Sĩ Thắng (Phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 2), số cây xanh trên tuyến đường này đang đối mặt với một số vấn đề như bị ngập nước, các công trình cải tạo hạ tầng trong khu vực.
Mặt khác, rễ cây nổi lan trên bề mặt bó vỉa gây nứt vỉa hè khiến cây dễ bị ngã đổ khi có mưa kèm theo gió lớn.
Ông Thắng cho biết thời gian qua Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 mé nhánh cây thường xuyên nhưng từ đầu năm 2014 đến nay đã đổ ngã sáu cây ở khu vực trên. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, vừa qua khu đã đề xuất Sở Giao thông vận tải TP cho phép đốn cải tạo các cây sọ khỉ trên tuyến đường này.
Cụ thể, khu đã đề nghị đốn bỏ 215 cây sọ khỉ. Trong đó có 53 cây loại 1 (chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 6m, đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 20cm), 162 cây loại 2 (chiều cao lớn hơn 12m, đường kính lớn hơn 50cm). Các cây được đề xuất đốn bỏ chủ yếu có bộ rễ nổi làm nứt vỉa hè, cây nghiêng ra đường và có nguy cơ ngã đổ.
Dự kiến, thời gian đốn cây kéo dài trong ba năm (tính từ tháng 10/2014). Theo đó, năm 2014 đốn 50 cây, năm 2015 đốn 100 cây và năm 2016 đốn 65 cây. Dự kiến khi đốn bỏ cây sọ khỉ sẽ trồng thay thế dần bằng cây bằng lăng.
Trả lời câu hỏi có thể bứng dưỡng các cây này để trồng chỗ khác hoặc có giải pháp nào khác mà không phải đốn cây, ông Trần Sĩ Thắng cho biết các cây loại 2 (cây lớn) chiếm tỉ lệ hơn 75% trên tổng số cây dự định đốn bỏ nên khả năng sống và duy trì phát triển cho các cây này khi bứng dưỡng rất thấp.
Ngoài ra, chi phí bứng dưỡng, chăm sóc cây còn cao hơn chi phí trồng, chăm sóc cây mới. Cũng theo ông Thắng, theo quyết định số 45/2013 của UBND TP thì cây sọ khỉ thuộc danh mục cây cấm trồng ở TP.HCM.
Trước đó, ngày 24/9, Xí nghiệp cây xanh 1 thuộc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh TP đã bứng, đốn hàng cây xanh trên đường Nguyễn Huệ để phục vụ dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường này. Hàng cây xanh trên thuộc họ lim sét, có đường kính gốc từ 30-60 cm (có sáu cây phải đốn hạ và hai cây được bứng dưỡng).
Sau khi đốn hạ các cây nói trên, đơn vị phát hiện gốc, rễ của nhiều cây đã bị mục, thân cây sam bọng bên trong mà bình thường không thể thấy được.